Học Revit xong có thiết kế được không ?

07/09/2022
Đây là câu nói mình thấy khá phổ biến ở các bạn mới tiếp cận Revit nhất là các bạn mong muốn chuyển ngành sang làm Kiến trúc- nội thất hoặc sinh viên mới ra trường. Và câu trả lời thông thường là : “KHÔNG THỂ NÀO!” Vì Thiết kế và Revit là hai kỹ năng độc lập, có thể bổ trợ nhau chứ không thể thay thế cho nhau, mình sẽ phân tích chi tiết cho các bạn dễ hiểu:
1. THIẾT KẾ hiểu nôm na là đưa ra ý tưởng bố cục không gian cho công trình để đảm bảo công trình đó hợp lý về công năng cho người sử dụng, hình khối đảm bảo tính thẫm mỹ và khả thi cho việc thi công. Khi thiết kế nếu có các chi tiết không thuộc điển hình thì cần tìm giải pháp cấu tạo sao cho có thể thi công được, đòi hỏi người thiết kế phải nắm các tiêu chuẩn thiết kế cơ bản và khả năng sáng tạo chi tiết, mức độ phức tạp của thiết kế phụ thuộc từng loại hình công trình. Thiết kế thường cho ra các phác thảo mặt bằng mặt đứng mặt cắt hoặc hình khối sơ bộ của công trình ở bước thiết kế ý tưởng và đưa ra các thiết kế chi tiết ở bước thiết kế kỹ thuật / thiết kế thi công. Có thể là vẽ tay hoặc dùng phần mềm diễn họa phối cảnh. Muốn làm tốt việc thiết kế thì nên đọc thêm nhiều tài liệu chuyên ngành và đi tham quan dự án thực tế đã hoàn thiện để học hỏi.
2. TRIỂN KHAI là người có thể truyền tải từ các phác thảo thiết kế thể hiện thành bản vẽ với các thông tin chi tiết về kích thước cấu tạo của các cấu kiện phục vụ việc cung cấp thông tin phê duyệt, hướng dẫn thi công, bốc khối lượng cho các bên liên quan trong dự án, người làm triển khai cũng cần nắm được các tiêu chuẩn chuyên ngành để có thể đề xuất điều chỉnh thiết kế cho hoàn thiện hơn, ngoài ra người làm triển khai cũng cần am hiểu mục đích phát hành hồ sơ để thể hiện đúng thông tin cần cung cấp trong mỗi bản vẽ, cần am hiểu chi tiết cấu tạo các loại cấu kiện để thể hiện đúng chỉ dẫn cho việc thi công công trình. Cần có góc nhìn tổng thể để xem xét mức độ chặt chẽ của 1 bộ bản vẽ đã đầy đủ và đồng bộ hay chưa. Muốn làm tốt việc triển khai thì tốt nhất là nên đi tham quan các xưởng sản xuất, công trường đang thi công để xem người ta lấy thông tin gì trong bản vẽ và xử lý chi tiết như nào để khi triển khai sẽ biết cung cấp thông tin gì vào bản vẽ và phù hợp. Và tất nhiên phải biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ triển khai ( như AutoCAD/ Revit/ ArchiCAD…).
3. KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM hiểu đơn giản là trước đây các Kiến trúc sư và Kỹ sư khi làm viện đều phải vẽ tay, nhưng hiện nay có các phần mềm hỗ trợ để thuận tiện hơn cho công việc của họ, vậy thì kỹ năng dùng bất kỳ phần mềm nào là một kỹ năng độc lập với kỹ năng chuyên môn, nếu bạn giỏi phần mềm thì sẽ giúp bạn làm việc nhanh hơn và tránh được các rủi ro ngoài tầm kiểm soát một phần nào đó, nhưng nếu bạn không giỏi chuyên môn mà chỉ rành phần mềm thì cũng vô dụng.
Do đó học bất kỳ phần mềm nào cũng vậy, điều quan trọng nhất là kỹ năng chuyên môn trước hết phải vững để làm cho đúng rồi sau đó mới dùng phần mềm làm cho nhanh. Lúc dạy Revit mình cố gắng lồng ghép thêm vào những kiến thức chuyên môn vào bài học để tăng tính ứng dụng, nhưng mình thấy đó chỉ là một phần nhỏ mà mình biết thôi còn phần lớn thì các bạn vẫn phải tự học hỏi thêm qua thực tế công việc.

Hình minh họa: Bản vẽ của bạn trong team mình làm, cũng đã thành thạo Revit, bản vẽ triển khai ra trình bày cũng đẹp mắt, nhưng khi soi chi tiết thì thấy cũng có … nhiều chỗ sai và chưa hợp lý lắm, bởi vì làm nghề là 1 quá trình học hỏi dần dần.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

Xác Thực Tài Khoản

Đăng nhập thành công. Đang chuyển hướng ...
Mã Pin bị sai. Xin hãy nhập lại!
viVietnamese