18/11/2021
Trong quá trình IR tư vấn khóa học, có nhiều bạn đã biết Revit nhưng cảm thấy chưa chắc chắn nên thường gửi file các bạn làm để IR đánh giá. Và mình thực sự bất ngờ khi phát hiện rất nhiều bạn đều sai giống nhau ở chỗ dựng hình sàn Kiến trúc chung với Sàn kết cấu. Lỗi này không chỉ các bạn ở Việt Nam mà các bạn ở nước ngoài cũng thường mắc phải.
Mình không biết nguồn gốc do đâu nên đoán là có ai đó đã bày dựng hình như vậy nên các bạn học theo, nhưng khi mình kiểm tra template mặc định của Revit thì mình thấy, các family sàn có sẵn Autodesk đã khai báo chung cả sàn Kiến trúc và Kết cấu vào cùng 1 loại. Có lẽ vì vậy mà nhiều bạn đã làm theo.
Vì vậy bài viết này để hướng dẫn các bạn thay đổi thói quen không tốt này nhé.
Khi vẽ Revit một cách bài bản thì các bạn nên lưu ý rằng: Thường thì thi công như thế nào thì chúng ta cần dựng hình tương tự như thế đó. Khi các bạn dựng hình đúng nguyên tắc thì tại bất kỳ vị trí nào cắt qua hoặc khi cần trích chi tiết đều không tốn nhiều công sức xử lý 2D mà về cơ bản nó đã đúng cấu tạo.
SÀN KẾT CẤU: Khi người ta thi công thì sàn kết cấu sẽ được đổ bê tông cùng lúc với dầm, vì vậy khi mình vẽ trong Revit thì cũng thế, sàn kết cấu cần được khai báo là một loại family riêng chỉ gồm lớp bê tông có độ dày bằng độ dày sàn kết cấu trong thực tế, biên dạng sàn thường được bao bởi dầm, cao độ mặt trên sàn bằng cao độ hoàn thiện tại vị trí đó trừ đi độ dày lớp hoàn thiện (thông thường là -50 tại vị trí chung, còn các vị trí như sàn vệ sinh, ban công, hiên thì sẽ thấp hơn, khoảng -100).
( Nếu đang ở giai đoạn thiết kế concept nghiên cứu hình khối, các bạn chỉ nên dùng sàn Generic độ dày tầm 500 – 800mm đại diện cho sàn kiến trúc, kết cấu, trần. Sau khi chuyển sang thiết kế cơ sở thì chuyển sàn Generic về sàn kết cấu sau đó bổ sung model sàn kiến trúc và trần để triển khai chi tiết)
SÀN KIẾN TRÚC: Trong thực tế người ta xây tường ngăn rồi mới hoàn thiện sàn, tương tự như vậy, khi vẽ Revit các bạn cần dựng hình tường – cửa đi, rồi mới vẽ sàn kiến trúc. Biên dạng sàn kiến trúc sẽ đi theo chân tường và ngạch cửa. Cao độ sàn chính là cao độ hoàn thiện, family sàn kiến trúc thông thường sẽ bao gồm 02 lớp: vật liệu hoàn thiện và vữa cán nền. Trong tình huống sàn đánh dốc thì các bạn cần setting family sao cho lớp thay đổi chiều dày là lớp vữa cán nền chứ không phải lớp hoàn thiện. Ngoài ra, với những loại sàn gạch, gỗ, đá chia viên thì các bạn cần tính toán vị trí viên gạch mốc và hướng lát, vì vậy các bạn nên vẽ riêng sàn cho từng phòng thì sau này triển khai hồ sơ thi công thì mới có thể điều chỉnh mốc lát. Nếu các bạn vẽ chung, thì sau này qua giai đoạn triển khai chi tiết chắc chắn phải xóa đi vẽ lại.
Mình thường dặn dò học viên, vẽ Revit thì không cần vẽ nhanh về thao tác mà cần vẽ chính xác. Nếu các bạn vẽ nhanh rồi sau đó lại chỉnh sửa hoặc vẽ lại thì tổng thời gian các bạn mất đi còn nhiều hơn thời gian các bạn từ tốn dựng hình nhưng vẽ tới đâu chắc chắn tới đó.
* Follow page Infinity Revit để nhận thêm các thông tin và thư viện bổ ích nhé các bạn
Bài viết liên quan
Lấy Nhanh Mã Màu
Trong Revit
26/10/2024 Tip lấy nhanh mã màu nằm ngoài bảng Basic Color của Revit thêm vào
Th11
Dựng Hình Mái Vergola
01/10/2024 Tip dựng hình mái Vergola cho khu vực Alfresco / Terrace Vergola là
Th10
Triển Khai Nội Thất
Siêu Đơn Giản
20/08/2024 Thông thường các dự án nội thất khi làm Revit, mọi người sẽ tạo
Th9
Cầu thang xoắn
01/07/2024 Cách vẽ thang xoắn đơn giản như hình dành cho các bạn đã rành
Th7
Insert Panorama Link
into Revit File
06/07/2024 Lần trước mình có 1 video ngắn hướng dẫn cách link Panorama View vào
Th7
Chèn View Panorama
Vào Bản Vẽ PDF
15/03/2024 Tip nhỏ giúp bản vẽ kỹ thuật của bạn chất – chuẩn – chỉnh
Th3
Chuyển mô hình tòa nhà
Từ 3Ds Max sang Revit
26/02/2024 Sáng nay có bạn hỏi mình báo giá chuyển mô hình 1 dự án
Th2
Tìm Camera của View 3D
Trên Plan View
21/02/2024 Thường thì trên view phối cảnh có sẵn trong Revit, các bạn có thể
Th2